TỰ HỌC GIAO TIẾP THÀNH CÔNG VỚI TIẾNG NHẬT

Đối với những bạn tự học ngoại ngữ nói chung và tiếng Nhật nói riêng đề hướng tới mục tiêu là làm thế nào để có thể tự tin giao tiếp như người bản ngữ.

Nhưng... bạn chưa biết phải học như thế nào? Vậy thì bài viết này chính là dành cho các bạn, hãy cùng tham khảo bí quyết giúp tự học giao tiếp tiếng Nhật hiệu quả với Gioitiengnhat.vn nhé.

CHƯƠNG 1: CÁCH TĂNG KĨ NĂNG NGHE TIẾNG NHẬT VÔ CÙNG HIỆU QUẢ

Để việc tự học mà vẫn đảm bảo giao tiếp được trôi chảy và tự tin, thì việc đầu tiên bạn cần làm là cải thiện kỹ năng nghe. Bạn không thể chỉ nghe tiếng Nhật vài giờ mỗi ngày chỉ trong một vài tháng và hi vọng khả năng giao tiếp của mình sẽ được cải thiện nhanh. Mà quá trình này yêu cầu bạn phải luyện nó trong một khoảng thời gian dài và kiên trì. Một lượng vừa đủ chia đều mỗi ngày sẽ đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với việc bạn nghe hết nội dung đó trong một ngày đó.

Một sai lầm nữa trong quá trình luyện nghe của bạn là chọn tài liệu nghe không phù hợp với trình độ của mình. Tài liệu quá dễ thì nhanh chán mà tài liệu quá khó sẽ khiến bạn nhanh nản.

Quá trình luyện nghe của bạn sẽ trở nên phí công vô ích, nghe hoài chẳng tiến bộ nếu bạn chỉ nghe mà không dành thời gian để hiểu. Thực tế đã chỉ ra rằng bạn sẽ chỉ nghe tốt và tiếp thu nhanh khi hiểu được nội dung mình đang tiếp nhận là gì.

Vậy giải pháp? Nếu là người mới luyện, hoặc kỹ năng này còn rất yếu, thì bạn nên:

  • Lựa chọn bắt đầu từ các mẩu chuyện ngắn với các chủ đề đơn giản, các podcast đơn giản. Tốt nhất là bạn nên chọn nghe từ tốc độ nói chậm tới tốc độ nói chuẩn. 
  • Sau đó nâng dần lên các câu chuyện dài hơn, khó hơn.
  • Cuối cùng là luyện nghe từ các bản tin trên tivi, podcast,…

Còn nếu khả năng nghe của bạn đã tốt rồi, bạn có thể tìm luôn những đoạn hội thoại tiếng Nhật khó hơn để luyện nghe:

  • Hội thoại có tốc độ nhanh hơn một chút nhưng vẫn đảm bảo bạn hiểu được nội dung hội thoại.
  • Hội thoại có chứa một số từ và cụm từ mà bạn không biết (nhưng bạn vẫn hiểu được ý chính).
  • Hội thoại mà trong đó bạn có thể nghe và hiểu được từ 80 – 90% các câu.

Sau đây, là một số cách được áp dụng rộng rãi nhất để tăng khả năng nghe tiếng Nhật của mình.

Về tài liệu

Bạn đừng ép buộc bản thân phải nghe hết tất cả, mà nên chọn những chuyên mục cảm thấy hay và có động lực để nghe.

Tải các podcast vào điện thoại và dùng để nghe lúc không có wifi, đi trên bus hay grab, hoặc trên máy bay. Kênh podcast dễ truy cập và miễn phí được biết đến rộng rãi nhất là NHK. Ngoài ra, các bạn có thể tải TuneIn Radio trên iphone sau đí tìm thêm các kênh khác như SBS Japanese - đây là kênh chuyên về các cuộc phỏng vấn với người Nhật, về văn hóa Nhật nên khá là thú vị không bị chán bởi giọng đều đều như NHK; Radio FM Japan - đây là app chứa rất nhiều kênh tiếng Nhật khác nhau với vô số chủ đề phong phú, đa dạng.

Về phương pháp

Từ kinh nghiệm của đội ngũ giáo viên với nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy. Gioitiengnhat.vn đã đúc kết ra phương pháp nghe vô cùng hiệu quả không chỉ với tiếng Nhật mà còn với toàn bộ ngoại ngữ nói chung.

Bước 1: Tập làm quen với các bài nghe tiếng Nhật.

  • Với một bài nghe bất kì, bạn nên nghe đi nghe lại từ 3-5 lần, chỉ cần nghe chưa cần hiểu nội dung, và hãy cố gắng chỉ tập trung nghe thôi, không xem phần bản chữ (transcript) của bài nghe.

Bước 2: Hiểu nội dung

  • Từ tiêu đề bạn đã thấy được mục đích chính của bài này là gì rồi phải không? Đó là phải hiểu được nội dung của bài nghe.
  • Đầu tiên, bạn hãy luyện nghe từ 2-3 lần với phần transcript (bản chữ) của bài.
  • Trong quá trình này, chắc hẳn bạn sẽ gặp phải các từ chưa biết nghĩa, khoăn hãy vội tra nghĩa nhé. Hãy dựa vào hoàn cảnh của cả bài và câu nói để suy nghĩa của từ, sau đó dùng từ điển để xác minh lại. Hành động nhỏ này tuy hơi tỉ mỉ và mất công nhưng chắc chắn nó sẽ kích thích tư duy của bạn và giúp bạn nhớ từ lâu hơn.

Bước 3: Nghe và ngấm toàn bộ nội dung

  • Đến bước này bạn tiến hành nghe lại mà không cần transcript.
  • Đối với những bài có quá nhiều thông tin, bạn hãy cố gắng nhắm mắt để nghe trọn nội dung của bài nhé.
  • Khi nghe, bạn nên tưởng tượng diễn biến, cảm xúc của nhân vật trong bài. Hãy cứ tiếp tục như thế cho đến khi bạn hiểu hoàn toàn nội dung.

CHƯƠNG 2: LÀM THẾ NÀO ĐỂ NÓI TIẾNG NHẬT THẬT TRÔI CHẢY

Để giao tiếp được "trơn tru" thì không thể nào thiếu kĩ năng nói. Kĩ năng này nên được thực hiện song hành cùng với kĩ năng nghe để đạt hiệu quả trọn vẹn nhất.

Từ chính kinh nghiệm của giảng viên và tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. GioitiengNhat.vn đưa ra một số cách hiệu quả nhất dùng để luyện nói tiếng Nhật như sau:

1. Tập suy nghĩ mọi thứ bằng tiếng Nhật sẽ giúp bạn phản xạ nhanh hơn khi giao tiếp thực.

Cách này sẽ giúp tư duy tiếng Nhật của bạn trở thành phản xạ có hệ thống giúp việc nói tiếng Nhật trở nên tự nhiên rất nhiều.

Hãy cố gắng đưa tiếng Anh vào cả những suy nghĩ trong cuộc sống thường ngày, bắt đầu từ những câu nói đơn giản nhất với những đồ dùng thân thiết xung quanh mình.

Ví dụ: Trên bàn của bạn có 1 quyển sách. Hãy bỏ qua thói quen nói tiếng Việt rồi mới dịch ra tiếng Anh, mà nói luôn là: つくえのうえに ほんがあります。

Đừng gây áp lực cho bản thân với những câu dài hay quá khó. Hãy bắt đầu bằng những câu ngắn gọn và đơn giản nối tiếp nhau. Dân dần khi bạn đã quen thì chuyển sang các câu dài hơn.

2. Cách này có vẻ hơi "khùng khùng", "tự kỉ" một chút nhưng nó lại vô cùng hiệu quả. Đó chính là luyện nói một mình với gương.

Khi tư duy của bạn đã được Nhật hóa rồi thì hãy biến suy nghĩ thành lời.

Dù cách học này chẳng có ai bên cạnh nghe và giúp bạn chỉnh sửa. Nhưng chắc chắn bạn sẽ thấy thoải mái, không còn ngại ngùng và cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp. Đặc điểm của việc tập luyện này là giúp bạn có thể quan sát được khẩu hình miệng, hết thảy khuôn mặt và cơ thể bạn khi nói. Không những vậy, nó còn giúp bạn điều chỉnh miệng và lưỡi khi luyện phát âm nhiều lần để tìm ra âm chuẩn xác.

Đối với cách luyện nói này, bạn hãy lựa chọn một chủ đề bất kỳ và hàng ngày dành ra 2 – 3 phút nói liên tục trước gương. Nếu bị kẹt cứng ở một từ nào đó mà bạn không biết hoặc chưa nhớ ra, hãy thử diễn đạt nó theo một cách khác.

Cách này cũng khiến bạn có cảm giác như đang được nói chuyện với ai đó, vậy nên bạn có thể giả vờ như đang thảo luận vấn đề đó với một người bạn thân.

3. Luyện nói tiếng Nhật theo phương pháp Shadowing (nói đuổi).

Đây là phương pháp kết hợp nhuần nhuyễn cả nghe và nói,được tiến hành với 3 bước sau:

Bước 1: Luyện tai nhạy tiếng Nhật

  • Bước này tương tự như phần luyện nghe ở chương 1. Nếu bạn đã dễ dàng nghe hiểu bài nói rồi thì chuyển tiếp sang bước 2.

Bước 2: Luyện nói tiếng Nhật với tốc độ chậm

  • Đầu tiên bạn hãy nghe và nhẩm theo transcript từ 1 – 3 lần cho đến khi quen. Sau đó nói to theo bài từ 3 – 5 lần hoặc nhiều hơn cho đến khi bạn bắt kịp tốc độ của giáo viên.
  • Cuối cùng là bỏ transcript, vừa nghe vừa nói to theo bài luyện cho đến khi bạn cảm thấy đuổi kịp được tốc độ, tự tin về cách phát âm và các âm đuôi.

Bước 3: Luyện nói tiếng Nhật với tốc độ của người bản xứ

  • Tương tự như bước 2, trước tiên bạn cũng nghe và nhẩm theo bài nói từ 1- 3 lần. Sau đó nói đuổi theo từ 2 – 3 lần hoặc hơn. Lúc này bạn có thể sử dụng transcript trong trường hợp cần thiết.
  • Cuối cùng, không sử dụng transcript và chỉ tập trung vào việc luyện tập từ 3 – 5 lần, cho đến khi bạn có thể bắt kịp được tốc độ của người bản xứ.

4. Tập thói quen nói được nhiều câu liền mạch bằng cách tập viết các câu chuyện bằng tiếng Nhật.

Ghi nhớ một câu chuyện và kể lại nó bằng tiếng Nhật sẽ giúp bạn luyện được các cách nối câu từ dài và liền mạch.

Chọn một câu chuyện mà bạn yêu thích hay những mẩu chuyện ngắn như “Quà tặng cuộc sống” hay những câu chuyện ngắn tiếng Nhật đơn giản, sau khi hiểu hết và nắm rõ được cốt truyện thì hãy tự mình kể lại nó bằng tiếng Nhật với giọng điệu của chính mình.

Bạn cần ghi nhớ rằng phải tư duy tiếng Nhật khi kể chuyện. Tập trung vào việc nói trôi chảy thay vì nói một cách chính xác. Nói từng câu theo cách của riêng bạn.

CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ QUAN TRỌNG GIÚP BẠN TỰ HỌC TIẾNG NHẬT GIAO TIẾP THÀNH CÔNG

1. Từ vựng

Đây là một yếu tố quan trọng khi học bất cứ ngôn ngữ nào.

Bạn cần có lượng từ vựng phong phú thì cuộc hội thoại của bạn mới trở nên thú vị. Từ vựng quá ít sẽ làm cản trở năng lực nghe hiểu của bạn.

Đặt mình vào vị trí của người nghe, chắc chắn bạn cũng không muốn mình phải nhắc lại quá nhiều lần và giải thích nghĩa từ nào đó khi bạn đang hào hứng kể chuyện phải không?

Cách tốt nhất để xây dựng kho từ vựng là đọc sách, báo tiếng Anh thật nhiều, hoặc thu thập từ vựng qua các bài nghe, bài hát, phim ảnh.

Để việc học từ vựng được hiệu quả, bạn không chỉ học mỗi nghĩa mà còn cần học hình thái của từ đó nữa. Tức là tìm cách phân tích cả ý nghĩa và hình thức của từ cùng lúc sao cho não kết nối chúng lại, sẽ giúp bạn nhớ từ sâu và lâu hơn.

2. Ngữ Pháp

Ngữ pháp tiếng Nhật được đánh giá là vô cùng khó và phức tạp, nhất là hệ thống kính ngữ và khiêm nhường ngữ. Vì vậy, mà rất nhiều bạn muốn bỏ quá chúng với quan điểm "có vốn từ vựng, ghép cơ bản người ta vẫn hiểu mình nói gì mà". Đó chỉ đúng nếu bạn muốn trình độ tiếng Nhật của mình mãi mãi ở mức cơ bản. Bởi khi muốn đàm phán, tranh luận, thuyết phục người khác hoặc tự giới thiệu ở buổi phỏng vấn, xin việc, sử dụngđúng cấu trúc câu sẽ tăng độ uy tín, tin cậy của bạn trong mắt đối phương, nhà tuyển dụng. Thêm nữa, khi giỏi ngữ pháp, bạn sẽ nghe hiểu người bản xứ dễ dàng hơn.

Nếu vì việc tự học tiếng Nhật giao tiếp với việc xây một ngôi nhà, thì ngữ pháp tiếng Nhật sẽ đóng vai trò là nền móng và khung nhà. Móng và khung chắc thì nhà xây lên sẽ chắc chắn, có thể xây cao hay mở rộng thêm nhiều những chi tiết thiết kế khác, và ngược lại.

Vậy nên học ngữ pháp như thế nào?

Bạn không nên chỉ học ngữ pháp theo hình thức nghe giảng và làm bài tập theo cách truyền thống. Cách này có thể giúp bạn học được nhiều kiến thức nhưng không ghi nhớ lâu và sử dụng hiệu quả được.

Theo kinh nghiệm của thu thập được, bạn nên học ngữ pháp theo cách hiểu bản chất và cách sử dụng của từng mục ngữ pháp nhỏ.

  • Phân tích tình huống sử dụng của chúng qua các ví dụ trong bài luyện tập.
  • Lấy các ví dụ tương tự, thực hành đặt câu, sử dụng trong tình huống nói và viết đối với mục ngữ pháp đó.
  • Sử dụng tài liệu hướng dẫn ngữ pháp có kèm các file nghe đối với mỗi mục ngữ pháp để ghi nhớ cách sử dụng, phát âm, cấu trúc câu và ý nghĩa.

Và đây là 4 bước học ngữ pháp tiếng Nhật mà tôi đã và đang áp dụng rất hiệu quả:

  • Học có mục đích rõ ràng
  • Chia nhỏ mục tiêu học tập theo từng phần nhỏ
  • Tập trung vào từng khối ngữ pháp liên quan
  • Học mới và ôn luyện đều đặn hàng ngày

Ngoài ra, có 1 mẹo học mà tôi thường áp dụng là: với những bài ngữ pháp khó, tôi tự tạo ấn tượng cho bản thân để có thể ghi nhớ tốt hơn.

3. Phát âm

Bạn có cho mình kho tàng từ vựng phong phú, ngữ pháp trơn tru bài bản. Nhưng vẫn không giao tiếp được? Bạn nói người Nhật không hiểu? hay thậm chí hiểu sai ý bạn. Đây chắc chắn là hệ quả của việc phát âm sai.

Muốn luyện phát âm chuẩn tiếng Nhật ít nhất bạn cần nắm rõ 4 quy tắc sau:

  • Nên chú ý theo dõi khẩu hình miệng.
  • Nghe thật nhiều.
  • Thực hành nhiều.
  • Luyện phát âm theo nguyên lý.

Tiếp theo là bạn phải hiểu được cái cốt lõi và cấu hình tạo nên các âm trong ngôn ngữ của người Nhật là thông qua vòm miệng.

- Trong tiếng Việt: Phát âm vòm miệng và cổ họng, tức là âm thanh được tạo ra tại cả cổ họng.

- Trong tiếng Nhật: Âm phát ra hầu hết là từ vòm miệng.

Chú ý: Phát âm vòm miệng có nghĩa không khí sẽ đi qua cổ họng, nhưng không dùng cơ cổ họng vào việc phát âm mà thôi. Với việc dung vòm miệng để phát âm sẽ tạo ra giọng điệu nói khá nhẹ nhàng, uyển chuyển.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý các âm đặc biệt trong tiếng Nhật như trường âm, âm ngắt, âm ghép, hay âm mũi, trợ từ,...

*Cách đọc âm “n”

Âm “n” (ん) đứng cuối âm khác để tạo thành âm “n”, ví dụ たん => “tan”. Đọc giống như âm “n” của tiếng Việt. Tuy nhiên, nếu đứng trước âm tiếp theo là hàng “M”, “B”, hay “P” thì phải đọc thành “M” dù vẫn viết là “ん”.

Ví dụ:

  • さんま sanma (cá thu đao) => Không đọc “san ma” mà là “sam ma”, khi viết cũng nên viết thành “samma” cho đúng cách đọc.
  • 日本橋 にほんばしnihonbashi (cầu Nhật Bản) => Đọc là “ni hôm bà shi” thay vì “ni hôn bà shi”; Khi viết romaji nên viết là “nihombashi”
  • 散歩さんぽ sanpo (tản bộ, đi dạo) => Đọc là “sam pô”, viết romaji nên viết là “sampo”

Nếu âm “ん” đứng riêng và đọc như đọc một chữ cái thì đọc là “un” hay tiếng Việt là “ưn/ưng”. Thường các ca sỹ khi hát thì sẽ đọc rõ từng chữ cái, ví dụ “たん” (tan) sẽ hát thành “ta ưn”. Để gõ “ん” thì bạn gõ 2 lần chữ “n”, tức là “n + n”. Hoặc bạn gõ “n” rồi gõ tiếp phụ âm tiếp theo nó sẽ tự thành “ん”.

*Phát âm trợ từ

Trợ từ は (đứng sau chủ đề và trước hành động) và へ (đi tới đâu, tới đâu) sẽ không phát âm là “ha” và “hê” như thông thường mà sẽ là “wa” (đọc: OA) và “e” (đọc: Ê) giống như わ và え.

Trợ từ を (đứng sau để chỉ đối tượng bị tác động) dù viết romaji là “wo” nhưng không đọc “ua” mà đọc là “Ô” giống như お.

Ví dụ: chữ “Xin chào” Konnichiwa thực ra phải viết là 今日きょうは (こんにちは) chứ không phải là こんにちわ như nhiều người Nhật vẫn viết sai (tất nhiên viết sai là わ thì bạn sẽ không chuyển được thành kanji!). Chào buổi tối “Kombanwa” cũng vậy, phải là こんばんは chứ không phải こんばんわ; はははなった 

Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát âm chính xác ngay từ đầu đối với quá trình chinh phục tiếng Nhật dài hạn. Đội ngũ Gioitiengnhat.vn đã xây dựng lên seri phát âm chuẩn 100% do người Nhật dạy tại đây. Các bạn truy cập link để học và làm bài tập thêm nha.

Bài viết liên quan

{%AMGV2.itemnews.img.alt%}

ĐỀ ÁN CUNG CẤP DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ WEBSITE GIOITIENGNHAT.VN

Công ty TNHH GMG Việt Nam được thành lập ngày 20/10/2008, là Công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Câu hỏi thường gặp

aia
Các gói học online
aia
Các gói học online
aia
Các gói học online
aia
Các gói học online
aia
Các gói học online

Câu chuyện học viên

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

oánh

Nguyễn Trung Oánh - Học Viên T07

Hà Diễm

diem

Hà Diễm

Trần Mai Phương

phương

Trần Mai Phương

Lê Uyên

uyen

Lê Uyên

theme/frontend/images/noimage.png

Tư vấn miễn phí